Những điều bạn nên biết về thước Lỗ Ban cho phong thủy đúng quy luật

  • 02/12/2020
  • 1323

Thước lỗ ban là thiết bị được sử dụng nhiều trong đo đạc xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần). Trên thước lỗ ban có đầy đủ các chi tiết, khoảng cách, các cung giúp người sử dụng có thể biết được các khoảng tốt hay xấu, kích thước nào là phù hợp, mang đến phong thủy tốt cho căn nhà.

Đối với những người làm trong nghề như xây dựng, thiết kế nội thất, hay những ngành nghề liên quan đến phong thủy thì sẽ không còn quá xa lạ với một loại thước mang tên thước lỗ ban. Đây là thiết bị được sử dụng nhiều trong đo đạc xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần). Trên thước lỗ ban có đầy đủ các chi tiết, khoảng cách, các cung giúp người sử dụng có thể biết được các khoảng tốt hay xấu, kích thước nào là phù hợp, mang đến phong thủy tốt cho căn nhà.

Trên thực tế thì có rất nhiều loại thước lỗ ban, và cũng có rất nhiều người chưa hiểu rõ về dòng thiết bị đo đạc quan trọng này. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho mọi người cái nhìn tổng quan hơn về thước lỗ ban trong thiết kế nội thất.

Khái niệm thước lỗ ban

Theo ghi chép của sử sách thì thước lỗ ban được phát minh bởi một người tên Ban họ Công Thâu ở nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770 – 460 TCN). Ông được coi là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của đất nước Trung Hoa. Thước lỗ ban là vật dụng dùng nhiều trong đo đạc kích thước lý tưởng của các thợ mộc, thợ xây dựng. Đến nay thước lỗ ban được dùng trong xây dựng nhà cửa và mộ phần. Tính toán thông số đo lường, đánh dấu các cung giúp phân biệt khoảng cách tốt xấu, để có thể chọn được kích thước hoặc khoảng cách đẹp nhất.

Các loại thước lỗ ban

Thước lỗ ban là tên gọi chung của rất nhiều loại thước khác nhau, bởi thiết bị này được phân loại theo kích thước nên khá đa dạng. Về cơ bản thì có những loại phổ biến sau:

+ Thước lỗ ban kích thước 52.2 cm (Thông Thủy): Dùng để đo và kiểm tra, lựa chọn khoảng phong thủy phù hợp trong nhà của các bộ phận thông gió, cửa chính, cửa sổ...Chiều dài của loại thước này là 520mm. Được chia ra làm 8 cung: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn dài 65mm, và chia làm 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13mm.

+ Thước lỗ ban kích thước 42.9 cm (Dương Trạch): Đây là loại thước thông dụng trong việc đo đạc các khối đặc, các chi tiết trong nhà, và rất được dùng trong thiết kế nội thất, kích thước bậc tam cấp, giường, bếp...Thước cũng được chia làm 8 cung lớn: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn có 4 cung nhỏ, cung lớn dài 53,625mm, cung nhỏ dài 13,4mm.

+ Thước lỗ ban kích thước 38.8 cm (Âm phần): Loại thước này thường được dùng trong việc đo đạc mộ phần, đặc biệt là bàn thờ, vị trí đặt để, hướng quay sao cho đẹp và hợp phong thủy. Dòng thước này được chia làm 10 cung lớn, bao gồm: Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39mm, và được chia làm 4 cung nhỏ dài 9,75mm mỗi cung.

Ngày nay thì các loại thước lỗ ban thường được tích hợp kích thước 42.9 và 38.8 trên một loại thước. Thông thường là thước cuộn rút với kích thước 42.9 cm ở trên và 38.8 cm ở dưới. Và mỗi loại thước sẽ có những cách đo đạc khác nhau, dựa vào công việc, vật thể, đồ vật, mục đích...mà sẽ đưa ra những thông số phù hợp.

Nguyên tắc và cách dùng các loại thước lỗ ban thông dụng.

Các chỉ số và hướng dẫn trên thước lỗ ban được ghi rất rõ ràng, và đầy đủ, chính vì vậy mà việc sử dụng loại thước này cũng khá đơn giản. Chủ yếu người dùng cần phải hiểu rõ cấu tạo chung của thước lỗ ban: gồm 3 phần chính.

+ Hàng đầu tiên, là hàng thứ 1: Chỉ kích thước đo (đơn vị tính cm)

+ Hàng tiếp theo, là hàng thứ 2: Cung được tính theo kích thước lỗ ban 38.8cm

+ Hàng cuối cùng, là hàng thứ 3: Cung tính theo kích thước lỗ ban 42.9 cm.

Trên thước lỗ ban sẽ có những ký hiệu màu đỏ, và màu đen. Nếu chỉ số rơi vào cung có chữ màu đỏ thì theo phong thủy đó là kích thước tốt. Còn nếu rơi vào cung có chữ màu đen thì đó là kích thước chưa được tốt theo phong thủy, cần phải điểu chỉnh hoặc tránh vị trí đó ra.

Nguyên tắc đo:

+ Đo cửa: Đối với đo cửa thì ta đo kích thước khung cửa, chứ không đo kích thước cánh cửa. Hay sử dụng thước lỗ ban 52.2 cm, thông thủy, thông khí.

+ Đo chiều cao nhà: Thường sử dụng thước lỗ ban 42.9 cm, và đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên, tức là từ mặt sàn dưới đất lên mặt trần trên (bao gồm cả lớp lót sàn)

+ Đo đồ vật, vật dụng nội thất: Thường hay dùng loại thước lỗ ban 38.8cm để đo các vật dụng như bàn ghế, giường tủ...Và đo theo nguyên tắc phủ bì dài, rộng, cao hoặc đo theo đường kính của đồ vật, không sử dụng kích thước bán kính.

Thước lỗ ban sử dụng để nghiên cứu về cuộc sống con người trong vũ trụ. Mang đến những thông số chuẩn đẹp – chuẩn phong thủy cho không gian sống. Và tạo ra những điều tốt hợp hướng, hợp thời, hợp ngày tháng, hợp tuổi, hợp vận mệnh, mọi sự hanh thông cho gia chủ.


 

 

Bình luận