Tính mét khối gỗ như thế nào? Cách tính mét khối gỗ Chuẩn Không Cần Chỉnh
- 23/09/2019
- 18829
Nắm được cách tính mét khối gỗ trong bài viết này, bạn sẽ tự tin tính toán được nguyên liệu và chi phí đầu vào sản phẩm.
Cách tính mét khối gỗ xẻ giúp xác định chính xác khối gỗ cần sử dụng. Từ đó, chọn được máy móc phù hợp với nguyên liệu đầu vào, cũng như tính toán chính xác năng suất tối đa. Đồng thời, giúp định lượng được giá thành sản phẩm, và mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh.
Với các chủ xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất thì việc nắm được cách tính mét khối gỗ ván rất quan trọng.. Bởi nó ảnh hưởng chính đến kết quả kinh doanh của xưởng. Bởi hiện nay trên thị trường đều tính giá thành từng loại gỗ dựa vào thể tích của chúng. Nhằm giúp chủ xưởng gỗ tính chính xác khối lượng gỗ, Công ty nội thất TQM hướng dẫn các công thức tính sau.
- Sàn gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất phù hợp với ngôi nhà Việt
- 6 cách vệ sinh sàn gỗ công nghiệp đơn giản và hiệu quả
1. Công thức tính mét khối gỗ xẻ
Gỗ xẻ là loại gỗ có hình hộp dài nên công thức tính thể tích khá đơn giản. Theo đó, bạn dựa vào công thức tính thể tích hình hộp theo toán học là có thể tính được khối lượng của gỗ rồi. Dù là tấm gỗ xẻ hoặc nhiều tấm gỗ xẻ khác nhau thì bạn vẫn có thể áp dụng công thức tính này.
Cụ thể, cách tính số mét khối gỗ như sau:
V = I x b x h (m3)
Trong đó:
- V: là thể tích của gỗ xẻ. Được tính bằng đơn vị m3.
- I: là độ dài của ván. Được tính bằng đơn vị m.
- b: là độ rộng của ván. Được tính bằng đơn vị m.
- h: là độ dày của ván. Được tính bằng đơn vị m.
Theo tiêu chuẩn quy định của ngành gỗ, khi tính thể tích gỗ xẻ:
+ Nếu I < 2m thì giữ lại 5 chữ số đơn vị sau dấu phẩy.
+ Nếu I > 2m thì giữ lại 4 chữ số đơn vị sau dấu phẩy.
2. Một số công thức tính mét khối gỗ có hình dạng khác
a. Công thức tính thể tích mét khối của các loại gỗ tròn
Gỗ tròn là loại gỗ nguyên bản sau khi khai thác từ cây. Gỗ chưa được xẻ ra thành tấm. Về hình dạng thì gỗ có hình trụ dài và hai đầu tròn. Gỗ thường có 2 loại.
+ Loại có đường kính của đầu nhỏ từ 8cm – dưới 20cm, còn chiều dài từ 1m trở lên.
+ Loại có đường kính đầu nhỏ tối thiểu đạt 20cm và chiều dài từ 30cm.
Các cây gỗ tròn thông dụng trên thị trường như: Pơ mu, Trai, Muồng đen, Cẩm lai, Cẩm thị, Cẩm liên, Gỗ hương, Gỗ dạ hương, Gỗ lim, Gõ mật, Gỗ mun, Sơn huyết, Trắc, , Sao, Căm xe, Cà te, Gỗ Táo, Gỗ Sến, Kiền kiền, Dầu gió, Cà chít, Bằng lăng, Vên vên, Thông, Dầu đỏ, Bạch Tùng, Sến bo bo, Dầu đồng, Chò chỉ, Xoan đào, Trám hồng, Trám tráng, dầu nước, ….
Gỗ tròn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đó là làm vật liệu chế tác đồ nội thất hoặc xuất khẩu gỗ nguyên liệu ra nước ngoài.
Ngoài ra, đây là loại gỗ được đánh giá là có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay trong ngành gỗ. Giá gỗ tròn trên thị trường thường được tính theo mét khối. Còn các gỗ xẻ, gỗ đẽo tròn, gỗ đẽo hộp quy đổi ra gỗ tròn thì được tính bằng cách nhân hệ số 1.6.
Còn các cây gỗ tròn có nhiều rễ, gốc to và thân gỗ có hình dáng phức tạp thuộc loại quý hiếm, có tên trong sách đỏ không tính được thể tích bằng mét khối, thì người bán thường xác định cách tính giá bằng cách quy đổi ra trọng lượng. Cứ 1.000kg sẽ được quy đổi tương đương 1m3 gỗ tròn.
Công thức tính thể tích gỗ tròn như sau:
V = L x S
Trong đó:
- V: là thể tích của gỗ tròn. Được tính bằng đơn vị m3.
- L: là chiều dài khối gỗ tròn. Được tính bằng đơn vị m.
- S là diện tích mặt cắt tròn. Được tính bằng đơn vị m.
Còn công thức tính diện tích mặt cắt tròn là: S = (S1 + S2)/2
Với S1 và S2 là tiết diện của 2 đầu khúc gỗ.
b. Cách tính m3 gỗ vuông
Gỗ vuông cũng là một loại gỗ xẻ có hình trụ dài, tuy nhiên hai đầu được cắt vuông vắn. Xét về giá trị kinh tế, gỗ vuông không có giá cao bằng gỗ tròn. Gỗ vuông thường được ứng dụng làm đồ trang trí nội thất, cầu thang.
Cách tính thể tích gỗ vuông rất đơn giản theo công thức toán học. Công thức tính như sau:
V = H x a x a
Trong đó:
- V: là thể tích của gỗ vuông. Được tính bằng đơn vị m3.
- H: là chiều dà củai khối gỗ vuông. Được tính bằng đơn vị m.
- A: là cạnh của khối gỗ vuông. Được tính bằng đơn vị m.
c. Cách tính m3 gỗ hình chữ nhật
Cũng giống như gỗ vuông, gỗ hình chữ nhật là một loại gỗ xẻ có hình trụ dài, đồng thời có 2 cặp cạnh bằng nhau ở hai đầu. Gỗ hình chữ nhật được ứng dụng để sản xuất đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, giường và ván lát sàn. Tất nhiên, xét về giá trị kinh tế thì chúng không cao bằng gỗ tròn.
Có cách tính thể tích không hề phức tạp như gỗ tròn. Bạn chỉ cần áp dụng công thức toán học cơ bản về tính thể tích hình chữ nhật là đã có thể tính được thể tích khối gỗ rồi. Công thức tính mét khối gỗ hình chữ nhật như sau:
V = H x a x b
Trong đó:
- V: là thể tích của gỗ hình chữ nhật. Được tính bằng đơn vị m3.
- H: là chiều dài khối gỗ hình chữ nhật. Được tính bằng đơn vị m.
- A: là chiều rộng của khối gỗ chữ nhật. Được tính bằng đơn vị m.
- B: là chiều cao của khối gỗ chữ nhật. Được tính bằng đơn vị m.
Đặc tính của gỗ tự nhiên
Sau khi đã biết được công thức tính khối gỗ, bạn cần nắm rõ các đặc tính của loại gỗ tự nhiên để biết được các yếu tố tác động đến giá thành của nguồn nguyên liệu này.
+ Tính liên kết chắc chắn: gỗ sau khi khai thác, trải qua nhiều công đoạn như phơi, tẩm và sấy đã tạo nên tính liên kết cực kỳ chắc chắn.
+ Đường vân đẹp, đa dạng cùng màu sắc tự nhiên ấm cúng: Tùy vào từng vùng địa lý sinh trưởng, mà mỗi loại gỗ tự nhiên có đường vân gỗ và màu sắc khác nhau, tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng.
+ Tính dẻo dai cao: Do tính liên kết bên trong gỗ rất chắc nên độ dẻo dai của gỗ cũng ở mức cao tương ứng. Đồng thời, gỗ có khả năng chịu được lực tác động tốt.
+ Tính chất giãn nở: Gỗ tự nhiên có một tính chất rất giãn nở đặc trưng. Đó là vào mùa hè, gỗ sẽ nở ra và mùa đông thì co lại. Vì thế, khi dùng gỗ tự nhiên để sản xuất đồ nội thất người ta hay dùng phương pháp cánh đục lỗ, cánh soi hay cánh nan chớp…..để tạo ra những khe hở, bù trừ vào những thời điểm gỗ giãn nở. Nhờ thế, giúp tăng độ bền cho sản phẩm.
Phân loại gỗ tự nhiên
+ Phân loại gỗ dựa vào mức độ quý hiếm của gỗ
- Nhóm 1: nhóm cây lấy gỗ quý hiếm
Đây là nhóm các cây gỗ rất quý, có giá trị kinh tế cao và cũng rất khó trồng. Bên cạnh đó, các cây thuộc nhóm này lại có tốc độ sinh trưởng rất chậm. Điển hình là: gỗ trầm hương, cẩm lai, hồng ngà…..Tuy nhiên, bù lại cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có nhiều ưu điểm nổi bật như vân gỗ đẹp, bền và rất được ưa chuộng nên chúng bị khai thác bừa bãi và hiện nay còn rất ít.
- Nhóm 2: nhóm cây lấy gỗ không quý hiếm
Các loại cây gỗ thuộc nhóm này dễ trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh và tất nhiên, giá trị kinh tế thấp hơn. Một số cây thuộc nhóm 2 là: sồi, óc chó, xoan đào…..Chúng được ứng sử dụng rộng rã trong sản xuất đồ nội thất.
+ Phân loại gỗ tự nhiên dựa vào tỷ trọng
- Gỗ siêu nặng: là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.95 – 1.40. Gỗ có đường vân tự nhiên đẹp, màu óng ánh, độ bền cao và hương thơm tự nhiên. Các loại gỗ thuộc nhóm này đều là gỗ quý hiếm như: mun, trắc vàng, trầm hương, sưa, gõ, lát hoa, ….
- Nhóm gỗ nặng: là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.80 – 0.95. Đặc điểm của các loại gỗ này là nặng, cứng, có sức bền và độ dẻo dai cùng khả năng chịu lực cao như: ngến, sến, đinh, lim, táu….
- Nhóm gỗ nặng trung bình: là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.65 – 0.95. Đặc điểm của gỗ là nhẹ và mềm hơn 2 nhóm trên nhưng sức bền, khả năng chịu lực, cũng như độ dẻo dai khá tốt. Điển hình là gỗ: huỷnh, sao đen, chò chỉ….
- Nhóm gỗ nhẹ: là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.50 – 0.65. Gỗ thuộc nhóm này có đặc điểm là sức chịu lực kém, rất dễ bị mối mọt. Tuy nhiên, nhờ mềm nên gỗ rất dễ dàng cho việc chế biến, cụ thể là gỗ: chẹo, rồng rồng, kháo….
- Nhóm gỗ thật nhẹ: là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.20 – 0.50. Các loại gỗ này có sức chịu lực, và khả năng chống mối mọt kém, ví dụ gỗ côm, ngát, vạng, sổ….
- Nhóm gỗ siêu nhẹ: Tỷ trọng từ là các loại gỗ có tỷ trọng từ 0.04 – 0.20. Các loại gỗ này rất nhẹ, và khả năng chịu lực rất kém, rất dễ bị mối mọt như: gỗ ba bét, sung, côi, ba soi….
Dù cách phân loại gỗ khác nhau nhưng về cách tính mét khối gỗ hoàn toàn giống nhau và bạn đều có thể sử dụng các công thức trên để tính.
Ưu và nhược điểm của gỗ tự nhiên
Cũng như nhiều loại vật liệu khác, gỗ tự nhiên đều những ưu và nhược điểm.
+ Ưu điểm của gỗ tự nhiên
- Giá trị thẩm mỹ cao: gỗ có vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo nhờ mỗi loại gỗ đều có đường vân ấn tượng và không có giống với các loại gỗ khác. Đồng thời, màu sắc gỗ cũng vô cùng phong phú.
- Độ bền cao: nhờ có kết cấu vững chắc và khả năng chịu va đập tốt nên độ bền của gỗ cao hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác.
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế: dù thiết kế cổ điển hay tân cổ điển và thậm chí là hiện đại thì các đồ trang trí nội thất làm từ gỗ tự nhiên đều hoàn toàn phù hợp.
- Gỗ mang đến vẻ đẹp ấm cúng.
- Dễ tạo hình.
+ Nhược điểm của gỗ tự nhiên
- Giá thành cao.
- Dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi.
Trên đây là công thức tính khối gỗ chính xác và các đặc điểm của gỗ tự nhiên để bạn có thể đo lường được giá trị kinh tế của mỗi loại gỗ.
Bình luận
Xem thêm