Cách thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đúng cách
- 25/11/2020
- 1554
Những gia chủ xây dựng nhà ống rất quan tâm đến cách thiết kế khu bếp và vệ sinh bởi đây là 2 khu vực khá quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Mặc dù, đây là hai diện tích nhỏ không chiếm nhiều diện tích nhưng khi thiết kế cũng phải lưu ý đến yếu tố phong thủy
Những gia chủ xây dựng nhà ống rất quan tâm đến cách thiết kế khu bếp và vệ sinh bởi đây là 2 khu vực khá quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Mặc dù, đây là hai diện tích nhỏ không chiếm nhiều diện tích nhưng khi thiết kế cũng phải lưu ý đến yếu tố phong thủy.
Dưới đây là những cách thiết kế khu bếp và nhà vệ sinh chuẩn phong thủy cho nhà ống, quý khách tham khảo dưới đây nha
Vị trí đặt phòng bếp cho nhà ống chuẩn phong thủy
Nhà bếp là nơi phục vụ dinh dưỡng hàng ngày cho gia đình, tùy vào điều kiện cũng như sở thích của mỗi gia đình mà nên đầu tư nhiều hay ít vào đó. Tuy nhiên, những thứ căn bản khi thiết kế thì cần phải có. Cụ thể, khi thiết kế nhà bếp cần chú ý một số lưu ý sau:
- Không nên đặt phòng bếp tại khu vực nhìn thẳng ra cửa chính. Bởi bếp là nơi luôn có lửa tức hành hỏa đặt tại vị trí trực diện sẽ mất an toàn cũng như khi chủ nhà nóng nảy sẽ gây ra tổn thất như đạp phá hay những hành động khó lòng kiếm soát.
- Không nên đặt phòng bếp ngược với của ra vào, bởi việc này sẽ gây ảnh hưởng khi nấu nướng các loại mùi thức ăn sẽ ám mùi cả căn nhà gây căn nhà thiếu sinh khí.
- Không đặt bếp gần khu vệ sinh, bởi khu vệ sinh là nơi kém sạch sẽ, đặt tại đây sẽ gây mất vệ sinh trong quá trình nấu nướng.
- Không đặt phòng bếp gần phòng ngủ bởi khi nấu ăn sẽ có rất nhiều mùi mang đến cảm giác khó chịu khi vào ngủ nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe người ngủ trong căn phòng đó.
Vị trí đặt nhà vệ sinh cho nhà ống chuẩn phong thủy
Nên đặt nhà vệ sinh tại khu vực thuận tiện nhất trong căn nhà, hơn nữa khu vực đó cần thoáng khí.
Dưới đấy là một số vị trí không nên đặt nhà vệ sinh.
Không nên đặt cạnh phòng thờ, hoặc đối diện hoặc chồng lên phòng thờ
Không nên đặt cạnh phòng ngủ
Không nên đặt gần phòng bếp.
Trong thiết kế nhà ống, có thể thiết kế đặt nhà vệ sinh tại gầm cầu thang, điều này vừa giúp tiết kiệm diện tích lại giúp tiện lợi cho cả gia đình đi lại vệ sinh.
Một số lưu ý khi thiết kế phòng vệ sinh gần nhà bếp
Nếu do miếng đất không thể tránh khỏi việc bóc tách nhà vệ sinh và phòng bếp ở 2 vị trí khác nhau, trường hợp phải đặt gần 2 khu này cạnh nhau thì cần lưu ý điểm sau đây:
- Nên đóng cửa nhà vệ sinh nếu không sự dụng, việc này đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự sạch sẽ khi nấu nướng
- Lắp đặt quạt thông gió nhà vệ sinh và phòng bếp đảm bảo 2 nơi này luôn sạch sẽ, thoáng khí
- Vệ sinh nhà vệ sinh thường xuyên tránh để bẩn cũng như gây mùi
- Giữ gìn không gian nhà bếp sạch sẽ, khô ráo
- Quan tâm đến nguồn ánh sáng tự nhiên, nhân tạo khi thiết kế 2 vị trí này để mang đến sự thẩm mỹ cũng như một không gian thoải mái cho cả gia đình
Tóm lại, việc đặt nhà vệ sinh và phòng bếp chuẩn phong thủy không chỉ mang đến cho các thành viên trong gia đình hoạt động thoải mái mà còn giúp gia đình gặp nhiều may mắn hơn. Cho nên, khi thiết kế và thi công quý khách nên tham khảo những ý kiến bên trên của chúng tôi nhé.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thiết kế và thi công nội thất, đơn vị TQM đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Chúng tôi luôn lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của khách hàng, từ, đó sẽ tư vấn giải pháp và thi công trọn gói gian bếp và nhà vệ sinh đảm bảo công trình đến tay khách hàng hoàn hảo nhất.
Quy trình thiết kế và thi công khu bếp và nhà vệ sinh
-
Khảo sát mặt bằng, lên ý tưởng, tư vấn sơ khai cho khách hàng
- Phác thảo mặt bằng và ý tưởng
- Xây dựng số liệu thực tế cho khách hàng
- Duyệt thiết kế 3D
- Duyệt hồ sơ thiết kế
- Thi công và sản xuất
- Nghiệm thu công trình
- Bàn giao công trình cho khách
Hãy liên hệ ngay để nghe tư vấn miễn phí từ TQM Corp nhé!
Bình luận
Xem thêm